Để tiết kiệm chi phí, khi máy nước nóng bị dơ, đóng cặn bẩn thì chúng ta thường tự ý sức rửa nình nóng lạnh tại nhà dẫn đến hư hỏng, hơn nữa sẽ ảnh hưởng về điện khi chúng ta sử dụng. Vì thế theo chuyên gia sửa chữa máy nước nóng tại nhà khuyên chúng ta không nên tự súc rửa vệ sinh bình nóng lạnh tại nhà.
Nhà Anh Nghĩa (Q.Gò Vấp, TP.HCM) sử dụng bình nóng lạnh đã 3 năm nay. Đầu mùa lạnh này, tính từ bật bình đến lúc đủ nước nóng mất khoảng 30 phút mà nước lại không được nóng già như trước đây. Thấy vậy, mấy người bạn ông chỉ dẫn: Nước lâu nóng là do bình bị bẩn, không được sục rửa định kỳ. Anh nghĩa thấy cũng có lý vì đã 3 năm sử dụng nhưng chưa lần nào ông vệ sinh bình nóng lạnh. Để đỡ tốn tiền, ông tự vệ sinh bằng cách tháo toàn bộ bình ra. Không ngờ, sau khi lắp vào, bình nóng lạnh không còn hoạt động được nữa.
Sự thật: Về nguyên lý, hiện tượng nước trong bình nóng lạnh lâu nóng hoặc độ nóng kém có thể do bình lâu ngày chưa được sục vệ sinh. Để khắc phục tình trạng này cần sục vệ sinh bình nóng lạn khoảng 1 năm/ lần nhằm tránh tình trạng nước kém chất lượng và tốn điện.
Khi sục bình, tốt nhất nên thuê thợ để đảm bảo kỹ thuật cũng như tránh rò rỉ, chập điện… Bởi thợ không những quen tháo, lắp, sục rửa đúng quy trình mà còn có thể phát hiện các yếu tố hư hỏng khác như rò điện, hỏng bộ lọc, sợi đốt…
Để phòng tránh rủi ro
PGS Chiến lưu ý nên chọn mua bình nóng lạnh của thương hiệu uy tín, có tem nhãn. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi lắp đặt. Căn cứ nhu cầu sử dụng của gia đình mà chọn dung tích và công suất tiêu thụ. Bình chứa phải luôn đầy nước để tránh hư hỏng bộ đốt. Thường xuyên kiểm tra bằng bút thử điện xem có rò điện không. Định kỳ kiểm tra dây, chỗ nối. Gọi thợ bảo hành theo quy định. “Trong máy, theo thiết kế luôn có một đầu dây tiếp đất. Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu có hiện tượng rò nhưng nhiều người thường hay bỏ qua”, PGS Chiến cho biết.
Theo TS Thạch, với bình gián tiếp, chỉ nên bật điện trước khi tắm 5 – 10 phút. Khi đã đủ lượng nước, tắt điện rồi mới tắm. Bình nóng lạnh nên lắp trên tầm với của trẻ. Tránh chỉnh sẵn chế độ tối đa, giúp kéo dài tuổi thọ bình và giảm nguy cơ phỏng khi vô ý mở vòi nước nóng. Không sử dụng bình quá cũ. Nếu nước thường xuyên có cặn hay nhiễm phèn… nên mở bình kiểm tra, súc rửa để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ và rò điện. Khi thấy người bị giật điện, không lao vào cứu ngay mà phải ngắt cầu dao điện trước, sau đó đưa người bị giật ra ngoài làm thao tác sơ cứu.
“Bình nóng lạnh cũng như các thiết bị sử dụng điện khác, đều có thể xảy ra rủi ro. Hệ số rủi ro cao hay thấp phụ thuộc chất lượng sản phẩm cũng như sự tuân thủ trong cách lắp đặt và sử dụng của người dùng”, TS Thạch nói thêm.
Lời khuyên để sử dụng máy nước nóng tốt hơn
Nguyên lý hoạt động thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng nước qua đường ống dẫn theo thời gian. Có 2 loại máy nước nóng. Máy nước nóng gián tiếp có bình chứa riêng, hơi to nhưng tuổi thọ lại cao. Còn lại là máy nước nóng trực tiếp thì có thiết kế nhỏ, ngọn, làm nóng trực tiếp bằng điện trở trong thời gian ngắn. Để sử dụng an toàn cần phải tắt nguồn điện, tránh làm điện bị rò rỉ ra bên ngoài, đó là với máy nước nóng gián tiếp. Còn máy nước nóng trực tiếp thì do phải có nguồn điện vào khi sử dụng nên khả năng chống giựt rất cao. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần phải lắp thêm cầu dao chống giật. Do dù hiện nay các loại máy nước nóng đều có lắp thiết bị chống giật.
Để triệt tiêu dòng điện bị rò rỉ ra bên ngoài, cần phải đấu dây nối đất. Dây này có nhiệm vụ sẽ triệt tiêu dòng điện khi có hiện tượng rò rỉ ra bên ngoài bình. Có thể xem đây là phương pháp an toàn trong trường hợp mạch bảo vệ, thiết bị chống giật bên trong máy bị hư hỏng. Máy nước nóng trực tiếp có dây nối đất màu xanh, cần phải kiểm tra trước khi mua về sử dụng.