Hiện nay, lò vi sóng đã trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn rất tiện lợi trong nhà bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn nghi ngờ rằng không biết khi hâm nóng bằng lò vi sóng thì có tốt hay không hơn nữa có đảm bảo đủ độ dinh dưỡng vốn có của nó hay không? Bảo Trì Điện Lạnh chuyên sửa chữa lò vi sóng tại nhà xin được giải đáp vấn đề này với bài viết dưới đây:
Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng có thực sự tốt?
Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau bao gồm đạm, chất béo, chất xơ, nước…Theo các các chuyên dinh dưỡng, cơ chế đun nóng thức ăn bằng lò vì sóng giúp sinh nhiệt từ bên trong khối thực phẩm và làm nóng thực phẩm từ trong ra ngoài khiến cho khối thực phẩm chín đều. Sóng cao tần do lò vi sóng phát ra tác động vào các tế bào thực phẩm không làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, và cũng không gây nguy cơ nhiễm sóng.
Tuy nhiên, đun nóng thức ăn bằng lò vi sóng cũng như các cách nấu chín thực phẩm khác đều làm giảm một lượng nhỏ vitamin có trong thực phẩm, nhưng nhiều bằng chứng nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thực phẩm chế biến bằng lò vi sóng thậm chí còn tốt hơn chế biến theo những cách truyền thống. Vì lò vi sóng nấu thực phẩm bằng cách sinh ra các sóng năng lượng làm rung động những hợp chất, cụ thể là các phân tử nước có trong thực phẩm. Các phân tử nước rung động cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt do ma sát.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng, tất cả thực phẩm nấu chín đều có hàm lượng vitamin thấp hơn khi còn tươi sống, đặc biệt là đối với rau củ. Để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cân bằng như thực phẩm tươi sống chỉ cần ăn nhiều hơn một chút thực phẩm cùng loại đã nấu chín. Thực tế, lượng vitamin trong thực phẩm giảm dần khi thời gian đun nấu tăng lên. Do vậy, thời gian đun nấu thức ăn càng ngắn thì càng giữ được nhiều vitamin. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, rau củ nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều vitamin hơn các cách nấu truyền thống, vì lò vi sóng nấu thực phẩm đến cùng mức độ chín nhưng trong thời gian ngắn hơn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, (Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, bất kỳ một loại thực phẩm nào qua chế biến (luộc, nướng, rán, đun bằng lò vi sóng…) cũng đều gây biến đổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự biến đổi đó có gây độc hay không. Đun nóng thức ăn bằng lò vi sóng, khả năng biến đổi chất của thực phẩm là không đáng kể, mà thực tế thực phẩm được nấu chín đều, chín từ trong tâm của khối thực phẩm và quan trọng là không tạo ra chất độc.
Cách sử dụng lò vi sóng hiệu quả
- Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
- Trước khi sử dụng lò vi sóng, nên xem kỹ và tuân theo các hướng dẫn của mỗi lò nấu.- Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại plastic, giấy cứng.
- Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
- Không nên dùng đồ sứ có viền kim loại vì sẽ gây ra tia điện. Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín và cũng gây ra tia điện.
- Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.
- Để nấu ăn an toàn, chúng ta không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh.
- Không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt. Không dùng đồ đựng bằng nylon hoặc poly-ester vì có thể chảy mềm. Đừng đậy món ăn quá kín vì áp lực bên trong lên cao sẽ nổ tung. Nên phủ đồ nấu với miếng khăn giấy áp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn.
- Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò.
- Lời khuyên: Bạn nên tuân thủ cách sử dụng lò vi sóng theo nhà sản xuất đã khuyên cáo, nên đọc hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh những sai lầm đáng tiếc, làm giảm tuổi thọ và sửa lò vi sóng không đáng.