Đau đầu nhất là hóa đơn tiền điện mỗi tháng tăng lên quá nhiều vì sử dụng máy lạnh, đã tiết kiệm tối đa khi sử dụng mà bạn vẫn không biết nguyên nhân tại sao máy giặt lại ngốn điện nhiều như thế? Có rất nhiều nguyên nhân làm cho máy lạnh hao điện như lâu ngày không vệ sinh, lắp đặt sai kỹ thuật, máy lạnh hết gas thiếu gas. Tuy nhiên vấn đề thường gặp nhất là do lắp máy lạnh sai kỹ thuật dẫn đến máy lạnh ngốn điện, thường xuyên hư hỏng phải sửa máy lạnh. Vì thế khi lắp đặt máy lạnh quý khách hàng nên gọi thợ chuyên nghiệp đến lắp máy cho mình, tuyết đối khộng tự ý lắp đặt khi không biết gì về kỹ thuật.
Hư hỏng nhanh vì lắp máy lạnh không đúng kỹ thuật
Một khách hàng gọi điện đến dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà của chúng tôi để được tư vấn và xử lý. Anh cho biết máy lạnh mới mua, dùng chưa đầy 1 tháng đã hỏng dàn nóng. Khi đến kiểm tra tình trạng bệnh của máy thì chúng tôi biết được máy hỏng do lắp sai quy cách, đã khiến anh phải bỏ thêm 200.000 đồng và nửa ngày để lắp đặt lại máy lạnh.
Trường hợp trớ trêu hơn, chị Mỹ(Q.3, TP.HCM) cho biết mới mua máy lạnh nhưng chưa sử dụng được một ngày nào, máy chỉ quạt ra gió, không ra khí lạnh! Qua tìm hiểu chị Mỹ biết nguyên nhân của sự cố là do quá trình lắp đặt không cẩn thận làm rò khí gas.
Những trương hợp trên là hậu quả lắp đặt máy điều hoà không khí sai cách có thể dẫn đến tình trạng rỉ sét, chạy sai chức năng, chảy nước, dò gas, giảm tuổi thọ của sản phẩm…, gây tổn thất cho người sử dụng về tiền bạc và thời gian.
Cần chú ý đến vị trí lắp đặt
Về dàn lạnh nên lắp hướng gió thổi dọc theo nhà, không nên treo để gió thổi ngang giữa phòng hoặc góc phòng sẽ làm cho không khí trong phòng không đồng đều. Tránh lắp trên cửa ra vào, cửa sổ. Những vị trí này không khí chênh lệch cao, không khí nóng bên ngoài lọt vào gặp không khí lạnh trực tiếp của điều hòa sẽ ngưng tụ, gây hiện tượng đổ mồ hôi và nhỏ nước ở cửa gió.
Về dàn lạnh cần phải chọn vị trí tránh tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời, đặc biệt chọn vị trí để gió nóng thổi ra không bị vật cản phía trước che chắn. Nếu lắp dàn lạnh ở vị trí không hợp lý như ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc có vật cản che phía trước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của máy và hao tốn điện năng.
Lưu ý: khi treo dàn nóng trên tường tránh treo ở giữa bức tường vì vị trí này dễ gây cộng hưởng với phòng gây tiếng ồn. Nên treo vào phía cạnh bức tường, giá treo phải treo vào cột bê tông chịu lực, để đảm bảo chắc chắn và chống rung.
Ở những khu vực lưới điện không ổn định hay bị sụt điện áp thì nên chọn loại máy điều hòa (air conditioner) biến tần inverter vì loại này không cần dòng khởi động ban đầu lớn. Nếu lắp đúng cách công suất sẽ giảm được điện năng tiêu thụ rất lớn – từ 30% đến 60 %.
Nếu lắp dàn nóng cao hơn dàn lạnh thì phải sử dụng bẫy dầu để đảm bảo dầu được hồi về lốc máy.
Đường ống thoát nước tránh gấp khúc hoặc quá nhà,dễ gây hiện tượng trào ngược chảy nước ở trong phòng. Không nên cắm đường nước thải xuống cống vì mùi hôi ở cống sẽ theo đường ống nước bay vào trong phòng.
Theo một chuyên gia về điện máy, để tiết kiệm điện cho điều hoà, cần lắp đặt máy đúng vị trí, đúng quy cách. Khi sử dụng, điều cần lưu ý nhất là chọn nhiệt độ cho máy làm việc, chỉ nên chọn nhiệt độ từ 25°C trở lên, khi cần mát nhanh thì chỉnh tốc độ quạt đối lưu chứ không nên chỉnh nhiệt độ xuống thấp.
Nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên để tránh bụi bám tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gây cản trở sự trao đổi nhiệt khiến việc tải nhiệt không được thuận lợi.
Công suất phù hợp mục đích sử dụng
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khi lắp đặt điều hoà trước tiên cần chọn công suất phù hợp với diện tích, mục đích như văn phòng, hộ gia đình…Khi lựa chọn công suất điều hòa, cần lưu ý đến yếu tố phát sinh nguồn nhiệt như máy tính, thiết bị văn phòng…Các yếu tố bên ngoài cũng rất quan trọng như diện tích tiếp mặt tường xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cửa kính. Những yếu tố này làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạnh của điều hòa. Vì vậy trước khi mua tốt nhất nên hỏi tư vấn của chuyên viên kỹ thuật điện lạnh để khảo sát và đưa ra phương án hợp lý sau đó mới mua máy.
Tính toán khi chọn mua máy lạnh thích hợp với nơi lắp đặt
Một căn phòng nhà ở bình thường, xung quanh tường không có cửa kính, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào tường, xung quanh phòng thì có thể dùng công thức 1m2 nhân với 600 BTU. Ví dụ diện tích căn phòng 20m2 nhân với 600 BTU sẽ cần phải lắp 12000 BTU. Còn nếu có diện tích tường xung quanh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì tùy theo diện tích tiếp xúc hoặc diện tích cửa kính có thể tính theo công thức 1m2 nhân 800BTU hoặc 1000 BTU…